Từ bài báo “Uất ức từ một vụ tranh chấp”: Tòa phúc thẩm hủy án sơ thẩm
+Nội binh xuất sắc nhất: Nguyễn Huỳnh Phú Vinh (CLB Saigon Heat)Tài tử Timothée Chalamet được tăng cát xê
Tuy vậy, thị trường vẫn đang nín thở trước diễn biến tại khu vực Trung Đông. Các nhà phân tích cho rằng, việc Israel chặn cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Iran đã làm dịu đi lo ngại về một cuộc xung đột khu vực có thể gây ảnh hưởng đến vận chuyển dầu qua Trung Đông. Nếu các biện pháp trừng phạt dầu mỏ được thực thi nghiêm ngặt hơn đối với Iran và trong trường hợp Israel có hành động nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này thì sẽ gây ra rủi ro về nguồn cung.
Bánh chả - tên nghe là lạ mà ăn là mê
Nối sẽ là chủ đề của cuộc thi Noirfotocontest2024, nối tiếp chặng hành trình đã và đang đi của Phạm Tuấn Ngọc. Noirfotocontest2024 dự kiến khởi động vào tháng 6 tới.
Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 14.2, với nhiều điểm mới so với quy định trước đây. Cụ thể, Thông tư 29 quy định không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; giáo viên đang dạy tại các trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.Đối với việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho 3 đối tượng: học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt, học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên tại TP.Đà Nẵng hiện các lớp dạy thêm "truyền thống" ở các cấp học đa số đã tạm dừng hoạt động từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Ngày 12.2, trao đổi với PV Thanh Niên, thầy C.L (giáo viên dạy môn ngữ văn tại một trường THCS tại Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng), cho biết ngoài các giáo viên đã có giấy phép hoạt động dạy thêm từ trước và những giáo viên liên kết với trung tâm dạy thêm, gia sư vẫn còn hoạt động lớp dạy thêm, thì đa số các đồng nghiệp của thầy C.L đã tạm dừng việc dạy thêm để chờ hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu Thông tư 29, thầy C.L thắc mắc: "Liệu giáo viên chúng tôi có được tổ chức dạy thêm theo hình thức online (trực tuyến) hay không? Vì theo quy định của Thông tư 29 không nhắc đến hình thức dạy online. Nhiều đồng nghiệp của tôi dừng dạy thêm tại nhà nhưng đã chuyển qua dạy kèm cho học sinh trực tuyến từ sau tết và có thu học phí".Cô L.T.T.H (đang công tác tại một trường tiểu học tại H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng), cho biết Thông tư 29 là giải pháp chấm dứt những biến tướng, tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm. Từ đó học sinh không phải chịu áp lực khi thầy cô "ép" đi học thêm, phụ huynh bức xúc vì tốn kém chi phí học thêm của con và điều đặc biệt là giữ được hình ảnh tôn kính của nhà giáo. "Trước ngày Thông tư 29 có hiệu lực tôi đã nghe nhiều thắc mắc và những cách mà thầy cô 'lách' thông tư để tìm hướng hợp thức thủ tục tiếp tục dạy thêm, kiếm thêm thu nhập. Việc thầy cô đi thuê giáo viên về hưu để đứng tên đăng ký kinh doanh hộ cá thể cũng xảy ra rất nhiều tiêu cực, góc khuất... Liệu rằng trong công tác quản lý việc dạy thêm có hiệu quả theo những quy định của Thông tư 29?", cô L.T.T.H đặt câu hỏi.Trao đổi với PV Thanh Niên, cô Nguyễn Thị Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Thường Kiệt (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), cho biết trường đã triển khai Thông tư 29 đến giáo viên và yêu cầu giáo viên cung cấp thông tin về lớp dạy thêm mà giáo viên đang theo dạy."Đa số giáo viên của trường đều dạy ở trung tâm dạy thêm, gia sư… chưa thấy giáo viên nào báo cáo có dạy thêm ở nhà. Theo tôi, Thông tư 29 nhằm khuyến khích giáo viên không dạy học sinh chính khóa của mình đứng lớp và nếu như ở nhà không đảm bảo giấy tờ hợp pháp thì giáo viên có thể đi dạy ở trung tâm nhưng với điều kiện là không được dạy học sinh của mình. Như vậy thì việc dạy thêm của các thầy cô không bị ảnh hưởng gì hết", cô Minh nói.Lãnh đạo Trường THCS Lý Thường Kiệt thông tin thêm, lâu nay việc giáo viên không được dạy thêm đối với học sinh chính khóa đã được thực hiện theo Thông tư 13 của Bộ GD-ĐT."Vấn đề ở chỗ lãnh đạo nhà trường khó quản lý thầy cô giáo đang dạy ở trung tâm có dạy học sinh mình đứng lớp hay không. Hiệu trưởng gần như không có đủ thẩm quyền để kiểm tra trung tâm nên theo tôi đơn vị nào cấp phép cho trung tâm dạy thêm thì mới trực tiếp kiểm tra được. Riêng đối với nhà trường chỉ nắm thông tin qua phụ huynh, học sinh rồi đi xác minh, nếu như có trường hợp sai quy định thì sẽ xử lý", lãnh đạo Trường THCS Lý Thường Kiệt nhấn mạnh.Ngày 12.2, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Văn Hoàng, Trưởng phòng GD-ĐT H.Hòa Vang (TP.Đà Nẵng), cho biết thời gian gần đây, Phòng GD-ĐT đã có thông tin để các trường biết thực hiện theo Thông tư 29. "Tuy nhiên đến nay Phòng GD-ĐT H.Hòa Vang vẫn chưa có văn bản tham mưu UBND H.Hòa Vang vì phải chờ văn bản hướng dẫn cụ thể từ Sở GD-ĐT'', ông Hoàng thông tin.Theo Trưởng phòng GD-ĐT H.Hòa Vang, việc các thầy cô giáo có nhu cầu đăng ký kinh doanh hộ cá thể sẽ do Phòng Tài chính - Kế hoạch của UBND H.Hòa Vang cấp, không thuộc quản lý của Phòng GD-ĐT. Vì vậy, sau khi có hướng dẫn cụ thể của các cấp Phòng GD-ĐT sẽ phối hợp quản lý."Các trung tâm tiếng Anh, giáo dục kỹ năng sống… thuộc Sở GD-ĐT quản lý, do đó phòng chỉ có trách nhiệm phối hợp để kiểm tra. Thời gian đến Phòng GD-ĐT sẽ thực hiện theo hướng dẫn của các cấp về việc quản lý dạy thêm trên địa bàn. Riêng đối việc giáo viên chuyển qua dạy thêm online thì đúng là Thông tư 29 không nêu, nên chúng tôi vẫn đang chờ hướng dẫn từ cấp trên", ông Hoàng nói.
Livestream kinh doanh quần áo trên TikTok, sẵn sàng 'cởi' để bán được hàng
Đang có công việc ổn định tại một ngân hàng lớn, là mơ ước của nhiều người thế nhưng cô gái Nguyễn Thị Quỳnh Trang đã quyết định "bỏ lại sau lưng" để nhập ngũ vác lên vai chiếc ba lô màu xanh áo lính.Quỳnh Trang (24 tuổi, nhà ở TP.Biên Hòa, Đồng Nai), 2 năm trước Quỳnh Trang tốt nghiệp Trường ĐH Tài chính - Marketing, sau đó vào làm việc Ngân hàng Sacombank - Phòng giao dịch Hố Nai.Chia sẻ về lý do rẽ ngang của mình, Quỳnh Trang cho hay gia đình có truyền thống là bộ đội cụ hồ, nên từ nhỏ đã quen cũng như yêu thích màu áo lính. "Lúc nào cũng tự hào, hãnh diện khi nghe bố mẹ kể về môi trường quân đội, công việc, truyền thống và đồng đội của mình. Đó là những khó khăn, vất vả, những hy sinh thầm lặng, sự mưu trí, dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu, anh dũng hy sinh đổi lấy cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho nhân dân. Qua những câu chuyện kể đó, không biết từ khi nào, mình đã yêu cái nghề mà bố và các đồng đội của bố đã lựa chọn". Quỳnh Trang nói.Cho nên sau 2 năm trải nghiệm với công việc ngân hàng, trong đợt tuyển quân lần này Quỳnh Trang đã quyết định thử thách môi trường quân ngũ và cũng mong muốn được phục vụ lâu dài như bố và các chú.Một bóng hồng khác ở TP.Biên Hòa cũng tên Trang, cũng tốt nghiệp đại học đã tình nguyện đi nghĩa vụ quân sự đợt này. Đó là Đào Thị Huyền Trang (23 tuổi), vừa tốt nghiệp cử nhân kế toán tại Trường ĐH Đồng Nai vào giữa 2024, sáng tháng 9.2024 thì có thêm niềm vui lớn khác là vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng. Dù có nhiều cơ hội việc làm ngay sau khi ra trường nhưng Huyền Trang đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Huyền Trang tâm sự gia đình có truyền thống bộ đội, nên từ nhỏ đã nhận thức và hiểu về lực lượng quân đội Việt Nam. Được sự động viên, khích lệ của gia đình, Trang đã không chần chừ khi viết đơn tình nguyện nhập ngũ và háo hức chờ ngày lên đường.Huyền Trang cũng mong muốn được học hỏi và rèn luyện trong môi trường quân ngũ để trở thành người kỷ luật, trưởng thành và có trách nhiệm hơn. Đồng thời đóng góp sức mình góp phần xây dựng quân đội ngày càng vững mạnh. Huyền Trang nghĩ rằng khi trải nghiệm cuộc sống trong quân ngũ mình sẽ hiểu rõ hơn về các chiến sĩ đang bảo vệ Tổ quốc, từ đó thêm trân trọng những giá trị của hòa bình và độc lập dân tộc.Huyền Trang chia sẻ: "Điều quan trọng là phải có lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm và ý thức cống hiến cho xã hội. Dù là nam hay nữ, nếu có đủ quyết tâm và nỗ lực, chúng ta đều có thể đạt được thành công trên con đường mình đã chọn."Theo Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh Đồng Nai, trong số 10 nữ trúng tuyển nghĩa vụ quân sự 2025, địa bàn TP.Biên Hòa chiếm đa số với 7 người. 3 nữ công dân còn lại chia đều 3 địa phương khác là: Cẩm Mỹ, Nhơn Trạch và Định Quán.Cụ thể Mai Thị Út (23 tuổi) ở Cẩm Mỹ thì tốt nghiệp ngành phục hồi chức năng của Trường đại học Y dược TP.HCM. Út nhận định con đường phía trước nhiều khó khăn, thử thách nhưng đây cũng là cơ hội để em trưởng thành.Lê Kim Ngân (23 tuổi) ở Nhơn Trạch thì tốt nghiệp ngành luật Trường đại học Mở TP.HCM. Ngân nhận định: "Là nữ thì sẽ có một vài khó khăn hơn so với các bạn nam, nhưng tôi quyết tâm, cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ"."Bóng hồng" cuối cùng là Lê Đoàn Anh Thư (22 tuổi) ở H.Định Quán, tốt nghiệp Trường cao đẳng Kinh tế TP.HCM. Từ ngày có giấy thông báo trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, Anh Thư được các trang mạng xã hội chia sẻ thông tin với sự ngưỡng mộ, tự hào, một "bóng hồng" làm rạng ngời vùng cao của tỉnh Đồng Nai.